Các khái niệm chi tiết về MBR, GPT, BIOS và UEFI khá dài dòng nên trong bài viết này mình muốn cung cấp thông tin khái quát và so sánh giữa MBR với GPT, BIOS với UEFI sao cho ngắn gọn dễ hiểu nhất.
So sánh giữa MBR với GPT
MBR và GPT đều là hai tiêu chuẩn của ổ cứng quy định cách thức nhập xuất dữ liệu, sắp xếp và phân vùng ổ đĩa. Chúng ta có thể sử dụng các phần mềm để chuyển từ ổ cứng MBR sang GPT và từ ổ cứng GPT sang MBR. Bảng dưới đây so sánh sự khác nhau giữa 2 chuẩn ổ cứng này.
MBR | GPT |
Ra đời từ 1983 trên các máy tính IBM | Mới ra đời những năm gần đây |
Hỗ trợ ổ cứng tối đa 2 TB (2 000 GB) | Hỗ trợ ổ cứng tới 1 ZB ( 1 tỷ TB) |
Hỗ trợ tới đa 4 phân vùng trên mỗi ổ đĩa | Hỗ trợ tối đa 128 phân vùng ổ đĩa |
Hỗ trợ tất cả các phiên bản HĐH Windows | Chỉ hỗ trợ các phiên bản Windows 7, 8, 8.1, 10 64bit |
Có thể sử dụng trên cả máy tính dùng chuẩn BIOS hay UEFI | Chỉ hỗ trợ các máy tính dùng chuẩn UEFI |
Do ưu điểm vượt trội của GPT và hiện nay máy tính ngày càng rẻ, cấu hình CPU, RAM, ổ cứng ngày càng tăng lên đáp ứng được cấu hình Windows 64 bit nên các máy tính mới đều dần dần chuyển qua chuẩn GPT.
So sánh giữa BIOS và UEFI
BIOS (đầy đủ là Legacy BIOS) và UEFI (Apply gọi là EFI) đều là phần mềm hệ thống kiểm tra các thiết bị vào ra trên máy tính của bạn, khi khởi động máy tính thì BIOS hoặc UEFI sẽ kiểm tra máy tính các thông số card màn hình, Ram, CPU,.. và gửi thông số đó cho HĐH và sau đó máy tính sẽ khởi động.
Legacy BIOS | UEFI |
Ra đời từ 1975 | Mới ra đời từ 2005 |
Không hỗ trợ ổ cứng chuẩn GPT | Hỗ trợ cả hai loại ổ cứng MBR và GPT |
Tốc độ khởi động trung bình | Tốc độ khởi động HĐH sẽ nhanh hơn nếu dùng chuẩn UEFI |
Mọi chức năng của BIOS đều được UEFI hỗ trợ và có thêm nhiều ưu điểm vượt trội nên UEFI đang thay thế hoàn toàn BIOS. Bạn không thể chuyển đổi qua lại giữa BIOS và UEFI.
MBR/BIOS và GPT/UEFI
Các máy tính hiện này thường sử dụng theo cặp nếu dùng BIOS thì sẽ dùng ổ cứng chuẩn MBR còn nếu dùng UEFI thì sẽ dùng ổ cứng GPT. Bạn không thể dùng ổ cứng chuẩn GPT trên máy tính dùng BIOS nhưng có thể dùng cả hai chuẩn ổ cứng GPT và MBR trên UEFI. Tuy nhiên nếu sử dụng UEFI thì bạn nên dùng ổ cứng chuẩn GPT.
Khi bạn dùng GPT/UEFI thì tốc độ khởi động và tắt máy sẽ nhanh hơn đáng kể so với dùng MBR/BIOS hoặc MBR/UEFI.
Mình rất mong nhận được thắc mắc, nhận xét và thảo luận của các bạn ở dưới bài viết để nội dung bài viết tốt hơn.
Bài viết hay, cảm ơn bạn. Giờ mình mới hiểu, trước giờ toàn cài win sai cách ko !
[…] nó còn yêu cầu một hoặc nhiều phần vùng nhỏ (tùy theo chuẩn cài đặt Win là Legacy hay UEFI) có dung lượng dưới 1GB (các phân vùng nhỏ này giúp máy tính xác định […]
Có hướng dẫn chuyển từ mbr/bios sang gpt/hèo k bạn
làm cái hirent boot vào là dc nha bạn
nhanh nhu gio!,thank ban
Mình vừa phân.Vùng lại ổ đĩa xog, khi ra bios thì n nhận ổ cứng, nhưng chỉnh boot thì ko thấy ổ cứng đâu, bạn có cách nào giúp mình ko?. TKs
ổ cứng bị chết rồi, thay ổ mới thôi. Dùng Partition wizrad check lại lần cuối trước khi thay ổ cứng mới nhé 😀
Check lại ổ cứng xem có phân vùng kích hoạt chưa hoặc cài win chưa. Đối với uefi kiểm tra có phân vùng tầm 100mb trc phân vùng c ko
Mình đang dùng máy tính cũ (Dell Ins N5110) có nâng cấp lên chuẩn GPT được không? Hay phải thay cả Main và ổ cứng?
Hóng ké. Bạn có cùng câu hỏi với mình
Lắp ổ ssd thế là xong
dung binh thuong
chao Thang toi dang sai cai laptop aser es1_411 o cung 500g ram 2g duoc 2 nam roi luc do chay win 8.1 sao la win 10 pro 64bib sau thoi gian bi loi win toi dem ra tggd kt cai lai cho toi win 8.1 mang ve nha van bi loi toi tu ghost lai ban win 7 32b thi sai duoc den nay toi khong the ghost lai win 8.1 hay win 10 nguyen thuy cua no cu ghost vao duoc nhung khi khoi dong va khi tat may la bi do phai an nut nguon moi tat… Chi tiết »
Coi lại định dạng ổ cứng nhé bạn nếu win 8.1 phải gpt
Mình mới mua ổ ssd. Chuyển hdh win 7 64bit từ hdd sang ssd rồi. Bây giờ vào kiểm tra Bios thì thấy chưa bật UEFI, nên máy vẫn khởi động chuẩn Galecy. Kiểm tra ổ ssd thì vẫn đang là MBR. Mình vào bios đã bật UEFI. nhưng vẫn bị khởi động win theo Legacy. Vậy giờ mình muốn chuyển ổ ssd sang GPT và UEFI thì phải làm sao à, có cần cài lại win không, hay chỉ cần chuyển định dạng Ssd à. Cảm ơn mọi người
Bài viết khá hay nhưng mình thấy hơi khái quát quá. Mình hơi tò mò 1 chút là về cách thức hoạt động của MBR và GPT?
Mình cũng cùng câu hỏi với bạn.
Dùng chuẩn GPT dễ chết lắm, nhất là mấy người thích vọc phá update windows.
Hôm trước mình lỡ delete windows, để cài usb boot windows 10. Mà Next hoài ko được.
Mất mấy tiếng sau mới tìm ra lý do, và chuyển về dạng MBR, (rất phức tạp) mới Next Boot được.
Máy mới mua mà xém chết. Khiếp, thôi xài MBR cho gọn, hư win là sữa liền….
Chết do không hiểu biết thôi. Check BIOS thấy UEFT thì make USB Boot UEFT, rồi install WIN từ HDD.
MBR tuy dễ sửa nhưng không an toàn. GPT khó sửa nhưng có khả năng tự phục hồi.
Nó giống như 1 người ngồi lái xe máy với 1 người ngồi lái ô tô vậy